Những rủi ro, nguy cơ khi bạn đầu tư tiền điện tử/coin cần biết

Cùng nhiều sự kiện khác, việc khi bạn ngủ dậy nhận được tin sàn đóng cửa và mất hết tiền là có. Do vậy nhiều nhà đầu tư lâu dài (không phải những người exchange/trade) thường trữ các đồng tiền điện tử trên ví lạnh, máy tính cá nhân chứ không để trên sàn.

Rủi ro chính trị
Đây là rủi ro ở thời điểm hiện tại có thể thấp, nhưng lại là một trong những rủi ro cực lớn đối với Bitcoin. Mặc dù Bitcoin không bị kiểm soát bởi bất cứ chính phủ hay cá nhân nào, nhưng bạn thử nghĩ xem nếu một số cường quốc như Mỹ hay Trung Quốc đột ngột cấm Bitcoin (Có thể vì các lí do như rửa tiền, ma túy v.v), đóng cửa các sàn có trụ sở tại nước sở tại thì giá Bitcoin sẽ rớt giá như thế nào? Nếu niềm tin không còn, Bitcoin sẽ trở thành vô nghĩa không hơn không kém. Nếu bạn cho rằng nó không bị ảnh hưởng, thử nghĩ xem số Bitcoin của hàng loạt nhà đầu tư trên sàn bị tịch thu, những người chơi khác sẽ cảm thấy thế nào với tiền của họ.

Gần đây nhất, 1 sàn Bitcoin lâu đời là BTC-e.com đã bị đóng cửa bởi FBI, hiện vẫn đang có thông tin các chủ sở hữu sàn cố gắng khắc phục và đền bù cho nhà đầu tư, nhưng hiện tại đã là hơn 1 tháng, và các nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục chờ đợi. (Chúng tôi sẽ cập nhật kết quả vụ việc này).

Rủi ro biến động giá
Biến động giá chính là thứ mang đến sự hấp dẫn cho Bitcoin. Nhưng nó cũng chính là rủi ro rất lớn với Bitcoin. Kể từ ngày ra đời, Giá bitcoin đã tăng từ mức 10.000 BTC chỉ mua đc 2 cái bánh pizza đến mức 1 BTC trị giá đến 3000$ vào tháng 05/2017 và mức $4400 vào tháng 08/2017 và hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng. Bên cạnh đó Bitcoin trải qua rất nhiều sự kiện sóng gió như việc sàn MT-GOX, một sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới, của Nhật Bản bị hack năm 2014 và khiến giá Bitcoin giảm từ $1200 xuống $300. Một ví dụ khác về biến động giá: ngay sau vài ngày đạt đỉnh 3000$ lần đầu tiên, Giá Bitcoin đã giảm từ $2800 xuống $1500 trên một số sàn, thậm chí có sàn giảm tới $1200 chỉ trong vòng 1 tiếng khiến nhà đầu tư bán tháo hàng loạt. Giá Bitcoin sau đó đã ổn định ở mức $2200 – $2300 trước khi tăng lại vào thời gian lâu sau đó, nhưng nhiều nhà đầu tư đã cắt lỗ và mất tiền trong 1 khoảnh khắc rất nhanh.

Trong lịch sử phát triển của mình, BTC nhiều lần tạo lên mức giá cao mới, nhưng cũng không ít lần nó giảm giá khiến các nhà đầu tư ngắn hạn hoặc thiếu kiên nhẫn phải cắt lỗ ở mức % cực cao, lên tới 25 – 30%.

Rủi ro từ hacker/các sàn giao dịch
Đây cũng là một trong những rủi ro lớn, khiến nhiều người lo ngại nhất về Bitcoin. Hiện tại ở Việt Nam, vẫn chưa có các quy định cụ thể về Bitcoin nói riêng, tiền điện tử nói chung. Đồng nghĩa với việc bạn không hề được đảm bảo trong các giao dịch tiền điện tử, bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản đầu tư của mình. Nếu bạn giao dịch trên 1 sàn giao dịch uy tín, điều đó sẽ hạn chế rủi ro này, nhưng đừng quên sự kiện:

Năm 2014: MT-GOX đóng cửa và toàn bộ nhà đầu tư mất sạch tiền.
Năm 2016: Bitfinex bị hack 65 triệu đô (Tuy nhiên họ đã đền cho nhà đầu tư 1 đồng tiền điện tử khác)
Năm 2017, BTC-E bị FBI đóng cửa, nguy cơ mất tiền cũng lên tới 90% (Đang chờ kết quả).
Cùng nhiều sự kiện khác, rủi ro việc khi bạn ngủ dậy nhận được tin sàn đóng cửa và mất hết tiền là có. Do vậy nhiều nhà đầu tư lâu dài (không phải những người exchange/trade) thường trữ các đồng tiền điện tử trên ví lạnh, máy tính cá nhân chứ không để trên sàn.

Hiện tại Bitcoin đang rất có giá trị, nên việc sử dụng một máy tính không đảm bảo an toàn cũng là một nguy cơ có thể khiến bạn mất trắng số tiền của mình. Nguyên tắc của các đồng tiền điện tử, khi chuyển đi thì không thể lấy lại, cũng như không thể xác định chủ sở hữu tài khoản nhận tiền. Ngoài ra còn có tình huống khi mua bán các đồng tiền điện tử không thông qua sàn giao dịch, chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về các trường hợp ở bài khác.

Chính bản thân đồng tiền điện tử cũng có thể là một rủi ro, không có gì dám chắc việc nhà phát triển, phát hành các đồng tiền điện tử đột ngột đổi ý hoặc thay đổi kế hoạch thậm chí hủy luôn đồng tiền đó. Một vài ví dụ dưới đây:

Ripple: Đột ngột phát hành miễn phí thêm vài tỉ đồng XRP cho người sở hữu Bitcoin khiến những người đã mua đồng XRP cảm thấy hụt hẫng, cảm thấy sự lạm phát và vô giá trị của đồng tiền mình đang cầm khi bất cứ lúc nào nhà phát hành cũng có thể tạo ra hàng tỷ đồng XRP nữa. Sau này Stellar (STR/XML) cũng có động thái tương tự.
ETH: Người sáng lập đang có kế hoạch thay đổi hình thức đào từ POW sang POS, chưa đánh giá việc thay đổi là tốt hay xấu, nhưng nó mang ý nghĩa số phận của đồng coin dễ dàng bị thay đổi bởi người/nhóm sáng lập.
Bitcoin: Bằng sức mạnh Hash Power (Phần cứng) của người đào, các Miner (người đào coin) có thể thay đổi hoàn toàn định hướng, tương lai của Bitcoin.
Đó chỉ là ví dụ về các rủi ro do chính bản thân đồng tiền điện tử gây ra. Và hàng loạt đồng tiền điện tử bị xóa vĩnh viễn trên trên các sàn giao dịch, đồng nghĩa với bạn chỉ có thể tự tìm người mua lại, nhưng thường là chẳng có ai đi mua đồng tiền đã bị xóa và tất nhiên lúc đó giá của nó rất rẻ cũng vẫn không có người mua.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *