Tìm hiểu 4 phiên bản của Bitcoin: Bitcoin Core – Bitcoin Classic – Bitcoin XT – Bitcoin Unlimite

Có 4 phiên bản của Bitcoin đang tồn tại, nhưng nổi trội nhất chính là . Sự cạnh tranh giữa 2 phiên bản này gây nhiều chia rẽ cho cộng đồng.

Bài viết này được trình bày theo quan điểm của Bitcoin Vietnam News về các phiên bản đang tồn tại của Bitcoin. Đây cũng là vấn đề cốt lõi tác động trực tiếp vào giá trị của Bitcoin – đó là khả năng mở rộng. Vấn đề về kích thước khối cho mỗi giao dịch đã gây ra nhiều chia rẽ trong cộng đồng những năm qua. Chúng tôi quyết định phân tích vào các phiên bản này, hy vọng bài viết này sẽ góp phần bổ sung kiến thức kỹ thuật cho mọi người. Nếu bạn là một chuyên gia về khía cạnh kỹ thuật của Bitcoin, xin hãy chỉ ra những sai sót để chúng tôi có thể khắc phục.

Bitcoin – về cơ bản đó là một ứng dụng mã nguồn mở trên nền tảng mạng lưới phi tập trung. Điều đó có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy và chỉnh sửa mã nguồn này. Tuy nhiên chỉ có mã nguồn tối ưu nhất, mạnh nhất mới được phép tồn tại, cộng đồng Bitcoin sẽ quyết định ủng hộ cho phiên bản hữu ích nhất. Việc chỉnh sửa mã nguồn sẽ đồng thời tạo ra một phiên bản mới. Về chuyên môn trong giới lập trình viên, mọi người gọi đó là “fork”. Trước khi tìm hiểu về các phiên bản của Bitcoin, hãy hiểu sơ về “fork” nhé.

Fork là gì ?

Thực ra vấn đề “fork” này không chỉ là khái niệm riêng của Bitcoin, điều đó đã tồn tại rất nhiều trong giới lập trình. Chẳng hạn khi Google cho ra đời hệ điều hành Android, mỗi phần cứng điện thoại được quy định sử dụng phiên bản Android nhất định. Các lập trình viên đã chỉnh sửa những phiên bản này sao cho tương thích với những đời máy thấp hơn. Điều đó cũng xảy ra tương tự với hệ điều hành của máy tính hay iPhone, tất cả gọi nôm na là “fork”.

Satoshi Nakamoto là người tạo ra phiên bản đầu tiên của Bitcoin, hay gọi là phiên bản gốc. Các lập trình viên khác cảm thấy cần khắc phục những nhược điểm của phiên bản này. Họ chỉnh sửa mã nguồn phiên bản gốc và cho ra đời Bitcoin Core, Bitcoin Classic, và Bitcoin Unlimited. Tất cả các phiên bản này vẫn đang vận hành. Việc tạo ra nhiều phiên bản với những hướng đi riêng đang tác động trực tiếp vào niềm tin của cộng đồng, ở đây chính là cộng đồng Bitcoin.

Bitcoin Core là gì ?

Bitcoin Core là phiên bản thứ ba và phổ biến nhất được phát triển bởi Wladimir J. van der Laan từ phiên bản gốc. Trước đây Bitcoin Core từng được biết đến với cái tên Bitcoin-Qt. Kể từ Core v0.5, bitcoind (Bitcoin Deamon) – giao diện thực hiện lệnh cho Bitcoin, được tích hợp để kết nối với các giao dịch và cập nhật Blockchain.

Có 4 phiên bản của Bitcoin đang tồn tại, nhưng nổi trội nhất chính là Bitcoin Core và Bitcoin Classic. Sự cạnh tranh giữa 2 phiên bản này gây nhiều chia rẽ cho cộng đồng.

Quay trở lại Bitcoin Core, phiên bản này thường xuyên bị chỉ trích vì tải Blockchain quá chậm. Nhưng bù lại Bitcoin Core lại rất phổ biến vì kích thước khối dành cho mỗi giao dịch chỉ 1Mb. Cộng đồng Bitcoin Core và Bitcoin Classic thường xuyên tranh cãi về vấn đề kích thước khối này. Bitcoin Core muốn duy trì kích thước 1Mb, nhưng Bitcoin Classic lại muốn mở rộng ra 2Mb.

Bitcoin Classic là gì ?

Bitcoin Classic là một phiên bản mở rộng từ phiên bản gốc. Mục tiêu của Bitcoin Classic là thay đổi kích thước khối của mỗi giao dịch từ 1Mb lên 2Mb. Những gã khổng lồ như Coinbase hay BitStamp đã lên tiếng ủng hộ cho Bitcoin Classic nhưng vẫn không tạo được một cuộc cách mạng từ các thợ mỏ hay những người quản lý node.

Bitcoin Core vẫn thống trị, nhưng tiềm năng của Bitcoin Classic không thể bị bỏ qua.

Bitcoin XT là gì ?

Bitcoin XT là một phiên bản gây nhiều tranh cãi và đồng thời lót đường cho Bitcoin Classic được hình thành. Trong khi Bitcoin Classic giới hạn ở 2Mb kích thước khối giao dịch thì Bitcoin XT lại giới hạn từ 8Mb đến 8192Mb. Kích thước khối của Bitcoin XT phụ thuộc vào khối Bitcoin khai thác được. Mặc dù Bitcoin XT không được ủng hộ nhiều nhưng nó vẫn đang tồn tại với 29 node.

Bitcoin Unlimited là gì ?

Như tên gọi của mình, Unlimited – không giới hạn. Bitcoin Unlimited là một phiên bản không giới hạn về kích thước khối giao dịch. Những người quản lý node và các thợ mỏ sẽ quyết định giới hạn cho mình.

Ưu điểm và nhược điểm của việc gia tăng kích thước khối

Ưu điểm:

Kích thước càng lớn, giao dịch càng nhanh.
Giảm tải dữ liệu cho Blockchain.
Kích thước lớn, giao dịch những khoản giá trị thấp sẽ có mức phí cao. Do đó chấm dứt được nạn spam giao dịch trong Blockchain.
Phí giao dịch cao sẽ giúp thợ mỏ được nhiều lợi nhuận.
Nhược điểm:

Full node sẽ khiến tiêu tốn nhiều tài nguyên.
Kích thước lớn, giao dịch những khoản giá trị thấp sẽ có mức phí cao. Khiến người dùng phải đi tìm một kênh thanh toán tối ưu hơn và đặt dấu chấm hết cho Bitcoin.
Bitcoin sẽ không còn tính phân cấp khi tăng kích thước khối

Bitcoin là ứng dụng phân cấp đầu tiên của Blockchain, do đó nếu nó không còn phân cấp – nó sẽ bị biến mất. Giả sử nếu kích thước khối tăng lên 4Mb sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn khi xử lý. Do đó những thợ mỏ nhỏ lẻ sẽ không nhận xử lý khối này – và rồi sức mạnh được tập trung cho các thợ mỏ lớn hơn. Cùng với việc nếu một thợ mỏ kiểm soát quá bán 50% hashrate khai thác của mạng lưới, các giao dịch Bitcoin sẽ bị thao túng (Tấn công 51%).

Từ quan điểm đó chúng tôi nhận định việc gia tăng kích thước khối sẽ gây tổn hại cho cộng đồng Bitcoin. Nếu bạn cho rằng quan điểm đó của chúng tôi còn nhiều thiếu sót, vui lòng để lại bình luận bên dưới.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *