Những thất bại lớn nhất của các đồng Cryptocurrency

Shavers quản lý hơn 764,000 Bitcoin từ thời điểm năm 2011 đến 2012, lúc đó số Bitcoin này có trị giá chỉ 4.5 triệu USD. Mọi hoạt động của Shavers chỉ theo hình thức Ponzi, hoàn toàn không có sự đầu tư nào ở đây.

Mặc dù hệ sinh thái Cryptocurrency ngày càng phát triển trong hơn 8 năm qua, nhưng dường như những thất bại trong quá khứ của Bitcoin hay các Altcoin khác đã phần nào tác động vào niềm tin của mọi người vào những loại tiền ảo này. Nói một cách công bằng thì ngoài việc xem xét những điều tốt nhất từng tồn tại, chúng ta hãy thử nhìn lại những thất bại trong quá khứ để có một cái nhìn tổng quát hơn về hệ sinh thái Cryptocurrency này.

Những thất bại của Bitcoin đa phần xuất phát từ những cuộc tấn công vào lỗ hổng bảo mật của các sàn giao dịch. Blockchain là một hệ thống an toàn và vững chắc nhất hiện nay, do đó không có cách nào tấn công vào Blockchain hơn là việc hạ uy tín của nó bằng cách nhắm vào các sàn giao dịch. Ngoài ra những thất bại khác còn đến từ những kẻ lừa đảo. Mặc dù những người này không lấy đi tất cả mọi thứ, nhưng nó cũng được tính là một sự thất bại của tiền ảo.

Có rất nhiều sự kiện xảy ra, nhưng ở đây Bitcoin Vietnam News chỉ trích dẫn những sự kiện được cho là nổi bật nhất:

Mt. Gox

Đây là một trong những thất bại của Bitcoin lớn nhất mọi thời đại và luôn luôn được liệt vào thứ hạng đầu tiên. Mt. Gox là một trong những sàn giao dịch Bitcoin tại Tokyo ra đời từ thời điểm năm 2010. Những lúc đỉnh điểm Mt. Gox xử lý hơn 80% khối lượng giao dịch trên toàn thế giới. Năm 2014, Mt. Gox xin tuyên bố phá sản vì lý do “đã làm mất số Bitcoin của khách hàng và không muốn gặp những rắc rối pháp lý liên quan”. Kết quả là Mt. Gox đã làm mất hơn 850,000 Bitcoin trị giá hơn 470 triệu USD – khoảng 7% lượng Bitcoin tồn tại trên thế giới lúc đó.

Các điều tra viên phát hiện Mt. Gox đã làm mất Bitcoin từ năm 2011 khi tiến hành tìm hiểu sâu hơn vào hoạt động kinh doanh tại đây. Do đó không phải Mt. Gox chỉ bị hack một lần duy nhất mà việc này đã xảy rất nhiều lần. Mt. Gox có lẽ biết rõ việc này nhất, thực tế là công ty này không nắm giữ nhiều Bitcoin vào thời điểm năm 2013 như họ đã công bố. Điều này đã khiến các khách hàng sợ hãi và kéo nhau rút tiền. Kết quả là Bitcoin giảm đột ngột từ $1,000 xuống $500, gần giống như sự sụt giá đầu năm nay.

Vài tuần sau khi đệ đơn xin phá sản, Mt. Gox cho biết họ đã tìm lại được 200,000 Bitcoin, do đó tổng số Bitcoin bị mất chỉ còn 650,000. Năm 2016, sàn giao dịch Bitcoin – Kraken, cho biết họ sẽ hoàn trả 91 triệu USD giá trị Bitcoin cho những nạn nhân của Mt. Gox. Điều này không góp phần bù đắp toàn bộ thiệt hại, nhưng đã phần nào mang lại hy vọng cho các nạn nhân.

The DAO

Đây là một mô hình gây quỹ cộng đồng lớn nhất trong lịch sử và mang tính cách mạng vào thời điểm đó. Các nhà đầu tư có thể mua những token của quỹ DAO bằng Bitcoin hay Ether và tham gia biểu quyết cho những dự án bằng token này. Lợi nhuận từ các dự án sẽ được chia đều cho các nhà đầu tư theo những điều khoản thoả thuận trước đó.

Sở dĩ gọi mô hình này là một cuộc cách mạng vì kể từ lúc khởi xướng ngày 30/04/2016 cho đến ngày 21/05/2016 quỹ này đã nhận được hơn 150 triệu USD quyên góp. Một số tiền khổng lồ được kêu gọi chỉ bằng nguồn vốn cộng đồng và thực tế là hướng phát triển của dự án DAO này khá triển vọng.
Ngày 18/06/2016 các hacker đã tìm thấy lỗ hổng phân chia kinh phí cho dự án của các Hợp Đồng Thông Minh (Smart Contract). Về cơ bản thì lỗ hổng này khiến hacker đã được cấp phép sử dụng 50 triệu USD trong toàn bộ nguồn kinh phí. Với những nỗ lực khắc phục của đội ngũ phát triển của Ethereum, cuối cùng các hacker chỉ lấy được 8.5 triệu USD trong số 50 triệu USD đó.

Tin tức về sự kiện The DAO lan truyền khiến các nhà đầu tư nhanh chóng rút toàn bộ token của họ, khiến giá token của DAO nhanh chóng lao sát dốc. Cho đến nay còn nhiều sàn giao dịch Bitcoin vẫn để token DAO trên sàn, nhưng không còn ai tham gia giao dịch nữa.

MyBitcoin

Đây là một trong những ví Bitcoin ra mắt thời điểm đầu tiên khi Bitcoin trở nên phổ biến. Tháng 8/2011, MyBitcoin tuyên bố họ đã làm mất 51% lượng Bitcoin trong hệ thống của mình, khoảng 79,000 Bitcoin với trị giá hơn 72 triệu USD. Cho đến nay vẫn không ai biết được thực chất là Bitcoin đã bị hack hay công ty này cố tình làm như vậy. Nhưng dù sao đó cũng được coi là một trong những thất bại của Cryptocurrency.

Paycoin

Ngoài những yếu kém trong việc quản lý hệ thống thì những kẻ lừa đảo cũng là một bộ mặt góp phần tạo ra những thất bại của Cryptocurrency. Có rất nhiều kiểu lừa đảo diễn ra hằng ngày nhưng đây là một vụ nổi bật nhất thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư.

Vụ việc này bắt đầu tại GAW Miners – một công ty cloud-mining Bitcoin thành lập năm 2014. Công ty này cung cấp dịch vụ cho thuê thiết bị khai thác và thực hiện công việc này thay mặt các nhà đầu tư.

Sự thật là GAW không hề có thiết bị khai thác nào ngoài một mô hình Ponzi. Những nhà đầu tư đến sau sẽ trả lãi cho những nhà đầu tư đến trước. Chu kỳ này tiếp diễn cho đến khi có hơn 10,000 nhà đầu tư tham gia. Lúc đó GAW Miners đã thực sự hết kinh phí để chi trả cho các nhà đầu tư và tiếp tục hoạt động.

Giám đốc Điều hành của GAW là Josh Garza đã đưa ra một ý tưởng về loại Cryptocurrency mới gọi là Paycoin. Nó giống như hầu hết các Altcoin khác đang tồn tại trong danh sách 700 Altcoin. Tuy nhiên nó đã thu hút được một lượng lớn nhà đầu tư tham gia vào, trong đó có những người hoàn toàn không có kiến thức gì về Cryptocurrency.

Giá Paycoin nhanh chóng được niêm yết $20 cho mỗi đồng, cao hơn giá chào bán thời điểm đó. Các nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi và chờ đợi, nhưng cuối cùng Paycoin đã không được như kỳ vọng của mọi người, và rồi họ bỏ cuộc. Paycoin đóng cửa, chấm dứt mọi hoạt động, Garza nhanh chóng bỏ trốn sang Mỹ. Cuối cùng, Garza vẫn bị bắt với những cáo buộc về tội danh lừa đảo, nhưng nguồn vốn của các nhà đầu tư vẫn chưa thu hồi được cho tới nay.

Bitcoin Savings and Trust (BST)

BST là một trong những màn lừa đảo đơn giản mà hiệu quả nhất. Trendon Shavers xây dựng BST với lời hứa tạo ra một cơ hội đầu tư hiệu quả. Với ý tưởng sử dụng chiến lược chênh lệch thị trường, ông sẽ bán số Bitcoin của nhà đầu tư với giá cắt cổ và mua lại với mức giá thị trường. Điều này sẽ tạo ra mức lợi nhuận 7%/tuần và 3641%/năm.

Shavers quản lý hơn 764,000 Bitcoin từ thời điểm năm 2011 đến 2012, lúc đó số Bitcoin này có trị giá chỉ 4.5 triệu USD. Mọi hoạt động của Shavers chỉ theo hình thức Ponzi, hoàn toàn không có sự đầu tư nào ở đây.

Shavers bị bắt giữ năm 2014 với mức án 18 tháng tù cùng số tiền phạt 40 triệu USD. Đây là trường hợp phạm tội liên quan đến Cryptocurrency đầu tiên tại Mỹ, nhưng chắc chắn không phải là cuối cùng vì hiện nay vẫn còn rất nhiều công ty ra đời và đi theo con đường này hằng ngày.

Dogecoin

Dogecoin là một loại Cryptocurrency ra đời với ý tưởng từ meme chú chó Shiba Inu, dùng để tài trợ cho các chương trình trực tuyến. Dogecoin có giá trị rất thấp, bạn có thể nhận được 100 Dogecoin chỉ với 2 cent. Tuy nhiên, Ryan Kennedy dưới nickname Alex Green và Moolah thì lại sử dụng nó như một cơ hội để kiếm tiền.

Kennedy đã tạo ra sàn giao dịch Moolah như một nơi để trao đổi Dogecoin lấy các Altcoin khác, hay Bitcoin và thậm chí là tiền mặt. Sau đó gợi ý cho đội ngũ phát triển Dogecoin cung cấp cho mình một lượng lớn Dogecoin để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Ngay cả các công ty lớn như MintPal cũng tham gia đầu tư vào Moolah.

Khi các nhà đầu tư nhận ra mình đã bị lừa thì cũng là lúc Kennedy biến mất. Số tiền bị thiệt hại ước tính khoảng 2-4 triệu USD và Dogecoin vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay thực sự là một cú sốc lớn đối với các nhà đầu tư.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *